largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2021-09-07 09:46:00

Bơm tiền liên tục - tiền đang ở đâu?

Khi mọi người liên tục nhìn thấy các thông tin về bơm tiền. Hầu hết cứ nghĩ là chính phủ bơm tiền là tiền sẽ ra ngay nền kinh tế và tác động vào sản xuất kinh doanh. Vậy nên xuất hiện nhiều câu hỏi dạng như : ủa ,bơm tiền nhiều như vây sao tui chẳng thấy tiền ở đâu mà chỉ thấy tui ngày càng thiếu tiền đi vậy?

nh

Đó là bởi vì một đối tượng quan trọng trong chuỗi cung ứng tiền tệ này là các ngân hàng thương mại (NHTM) thì đã bị bỏ qua.

Và hiện tại, mặc dù ngân hàng nhà nước (NHNN) liên tục bơm tiền nhưng NHTM hiện vẫn chưa tận dụng hết thanh khoản dồi dào của họ vào nền kinh tế:

Có thể Bởi vì :

1.Họ chờ giai đoạn tiếp theo vào cuối năm nhu cầu vốn tăng thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn?

2. Trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu có thể xuất hiện ở giai đoạn tiếp theo?

3. Hoặc có thể giai đoạn này cho vay là rất rủi ro với đồng vốn của họ?

4. Tham gia cuộc chơi đầu cơ tài chính?

5. .....( Nhờ mọi người góp ý thêm với ạ ) !

Để thấy rằng mặc dù ngân hàng nhà nước bơm tiền nhưng không có nghĩa mọi thứ sẽ thay đổi ngay lập tức mà còn phụ thuộc vào ý chí của các NHTM.

Ở hiện tại, so sánh lại một chút với giai đoạn 2011- thời điểm chính phủ thắt chặt cung tiền tệ khiến giá BĐS giảm mạnh, mình vẫn thấy Chính phủ vẫn có đủ công cụ để điều hành nền kinh tế cho giai đoạn tới như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dựa trên cơ sở :

- Lãi suất tái chiết khấu/ tái cấp vốn đang giảm dần và giữ ở mức thấp.

- Dữ trữ ngoại hối đang còn rất nhiều.( kỷ lục hơn 100 tỷ UsD)

- Lạm phát chưa có dấu hiệu gì đáng lo ngại.

- Room tín dụng vẫn còn ở mức trung bình so với những giai đoạn cao điểm ( có thời điểm lên tới 25-27%)

Với những yếu tố trên, NHNN hoàn toàn có thể kiểm soát được cung tiền lẫn tỷ giá để đảm bảo cho nền kinh tế ổn định trong năm 2022.

Một vấn đề cần quan tâm đó là thâm hụt ngân sách thì chắc sẽ phải qua dịch mới thống kê được hết. Nhưng tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng đã tăng từ 2,96 % lên 4.99% từ 2017 đến 2020!!!.

Vậy nên chính phủ hoàn toàn có thể tự tin với chính sách tiền tệ nới lỏng cung tiền cùng với những chính sách tài khóa thúc đẩy đầu tư công.

Và theo mình dự đoán thì cuối 2021 đầu năm 2022 dòng vốn sẽ được nhà nước bơm ra NHTM nhiều hơn cùng các chính sách kích cầu tín dụng. Khi đó dòng vốn của NHNN mới thực sự tham gia vào nền kinh tế.

Quay lại câu chuyện về giá tài sản :

Như theo phần đông vẫn nghĩ Tiền nhiều -> Tín dụng chảy vào nền kinh tế -> Tài sản tăng giá -> BĐS lên giá -> Gom hết tất cả các loại BĐS.

Lý thuyết đó có thể đúng, nhưng liệu có rủi ro gì ở trong giai đoạn tới không?

Xét trên toàn Thế giới:

* Một vấn đề cần quan tâm đó là nếu qua năm sau các nước trên Thế giới đồng loạt kiểm soát được dịch hoặc chấp nhận sống chung với dịch. Tất nhiên chiến lược của họ sẽ phải là ngay lập tức tập trung kích thích phục hồi kinh tế bằng chính sách nới lỏng tiền tệ ( Việt Nam cũng không ngoài cuộc chơi)

Dòng tiền rẻ sẽ lại được bơm ra toàn thế giới.

Mở bát bao giờ cũng luôn là Hoa Kỳ với kế hoạch đầu tư 3.500 tỷ USD mới được thông qua.

Trung Quốc thì đang bơm gần trăm tỷ đô để kích thích tín dụng.

Liên Minh Châu Âu thì cũng tuyên bố tiếp tục chính sách hỗ trợ nền kinh tế bằng việc sẽ không thắt chặt tiền tệ sớm.

* Thêm nữa là không thể loại trừ việc Thế giới phát sinh căng thẳng chính trị ( mà vụ Afganistan, Đài loan hay Biển Đông có thể là một khởi đầu ?) và nó sẽ gây căng thẳng trên Thế giới giống như giai đoạn 2011 với các cuộc chiến ở Trung đông - nơi là nguồn cung cấp nguyên liệu dầu mỏ hàng đầu. Nếu lịch sử tái diễn, Nguồn cung dầu sẽ khan hiếm trong khi nhu cầu dầu để phục hồi kinh tế lại tăng sẽ khiến giá dầu tăng mạnh -> áp lực rất lớn tới nền kinh tế.

* Cùng với những vấn đề hiện tại như áp lực chuỗi cung ứng, vấn đề ảnh hưởng dịch bệnh, thiên tai thời tiết xảy ra ngày càng nhiều và thiệt hại lớn trên toàn TG.

Tại Việt Nam

Thời điểm tới khả năng Ngân sách nhà nước sẽ bị áp lực về tỷ lệ thâm hụt ngân sách / GDP do :

- GDP bị giảm

- Chi phí hỗ trợ trước và sau dịch.

- Giải ngân đầu tư công trong khi ngân sách thu thì không tăng được nhiều,

- Trả nợ công?

( Như đã nói ở phần trên, tỷ lệ thâm hụt ngân sách tăng từ 2,9% ở giai đoạn 2017 đã lên 4.99% trong năm 2020!)

Một Combo trên từ yếu tố Thế giới lẫn yếu tố nội tại sẽ dễ dẫn tới áp lực vào cuối 2022 - 2023 về các yếu tố :

- Lạm phát.

- Lãi suất ( lãi suất tái cấp vốn/ tái chiết khấu/ liên ngan hàng).

- Thanh khoản của các NHTM.

- Tỷ giá.

- Cán cân xuất nhập khẩu

Nếu những giả thuyết trên thành hiện thực, điều gì sẽ xảy ra?

Có thể sang 2023, NHNN sẽ lại bắt buộc phải có những động thái thắt chặt cung tiền tệ bằng cách tăng lãi suất, phát hành TPCP tới NHTM, giảm chi ngân sách đầu tư công... như cách năm 2010-2012 đã áp dụng.

Cung tiền thu hẹp, Lãi suất tăng sẽ khiến các loại tài sản không có giá trị, mang tính đầu cơ sẽ có biến động lớn.

Giai đoạn 2022- 2024 có thể sẽ là một thử thách cho những nhà đầu tư. ( giống như giai đoạn 2011-2012)

Ai nắm giữ BDS mà đi vay hoặc không có kế hoạch dự trù tài chính thì sẽ rất đau đầu nếu combo trên xảy ra.

Quân Dương