largeer

Minh Vy

Minh Vy

2021-09-13 14:22:00

Biện pháp nào để doanh nghiệp nông, thuỷ sản “tồn tại” trong điều kiện "có" dịch trước khi tính đến chuyện phục hồi sau dịch

Thành phố Hồ Chí Minh cũng các tỉnh thành phố phía Nam đang gồng mình chống dịch trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu chống dịch lên hàng đầu, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế. Thế nhưng, cũng cần có những kế hoạch nào để duy trì, phục hồi sản xuất nôn, thủy sản trong và sau đại dịch.

Trên Tạp Chí Ngày mới online hôm nay có thông tin xoay quanh việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ nông, thuỷ sản trong và sau đại dịch khi trao đổi với ThS. Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) như sau: 

" Theo đó, Viện trưởng Viện ISAI nhấn mạnh, cần một loạt biện pháp, trong đó phải tính đến chiến lược ưu tiên vấn đề vắc xin. Trong đó, phải để các doanh nghiệp có thể tiếp tục “tồn tại” trong điều kiện có dịch, khi đó mới tính chuyện phục hồi.

ThS. Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI).

ThS. Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI).

Có thể thấy, việc ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp…Trong khi đó, các doanh nghiệp khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời, doanh nghiệp cần tập trung đánh giá bốn lĩnh vực trước khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc: Sức khỏe và An toàn, Loại hình công việc, Tài chính (Chi phí và doanh thu) và Nhu cầu của nhân viên.

Điển hình, có gần 85% DN hiện thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, 60% thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh, 43% DN phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm, 82% DN cho rằng doanh thu của họ sẽ sụt giảm. Gần đây, Viện Năng suất Việt Nam có thực hiện khảo sát nhanh với gần 200 DN cho thấy, các DN đều gặp phải một số vấn đề, như: Thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, sản xuất đình trệ, thu hẹp quy mô lao động hay năng suất lao động giảm rõ rệt. Để ứng phó với dịch bệnh, nhiều DN lựa chọn cắt giảm quy mô SXKD, cắt giảm lao động, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc dừng hoạt động kinh doanh. Nếu không thể tìm ra cách khắc phục sớm thì phần lớn DN sẽ không thể trụ vững.

ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng, việc thành lập các Tổ công tác đặc biệt là rất cần thiết, vì cùng gặp khó khăn trong đại dịch Covid – 19. Thế nhưng, khó khăn của doanh nghiệp tại các tỉnh thành phố phía Nam có sự khác biệt so với các doanh nghiệp phía Bắc. Qua đó, không thể có biện pháp tháo gỡ chung chung cho tất cả doanh nghiệp. Biện pháp phải phù hợp với vùng miền và sản phẩm. Đồng thời, việc tháo gỡ khó khăn đòi hỏi sự kịp thời. Tuy nhiên, muốn các giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho doanh nghiệp thì sau khi triển khai cần phải được theo dõi, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

DN cần xây dựng kế hoạch và chiến lược ứng biến theo tuần, cũng có thể theo ngày, xây dựng kịch bản chuẩn bị cho mọi tình huống. Ảnh: minh họa

DN cần xây dựng kế hoạch và chiến lược ứng biến theo tuần, cũng có thể theo ngày, xây dựng kịch bản chuẩn bị cho mọi tình huống. Ảnh: minh họa

Cùng với đó, xây dựng một diễn đàn thông tin để kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản là việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết, thông tin thị trường hiện không chỉ đơn thuần là thông tin về giá cả, mà còn là vấn đề chất lượng, thay đổi biện pháp kiểm dịch của từng thị trường xuất khẩu. Vấn đề quy tắc xuất xứ cũng như chỉ dẫn địa lý cũng cần có thông tin ở trong diễn đàn. Đặc biệt, hiện nay bao bì và khử trùng, khử khuẩn trên bao bì sản phẩm là một trong những yêu cầu đặt ra mà trước đây không có. Thị trường còn đòi hỏi, chỉ định những nhà đóng gói, phân loại phải được dán nhãn phụ để đảm bảo cho chuỗi cung ứng. Thông tin trong diễn đàn đòi hỏi có sự thích ứng, đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ dịch bệnh, Viện trưởng Viện ISAI chia sẻ thêm.

Mới đây, khi góp ý vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đề nghị là giảm ít nhất 50% phí hạ tầng của các khu công nghiệp từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022; đồng thời góp ý hỗ trợ phí công đoàn cho toàn bộ doanh nghiệp thuỷ sản…

Thẳng thắn nhìn nhận, ThS. Hồ Minh Sơn cho hay: Nhu cầu giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Do đó, cần rà soát lại tất cả các loại chi phí để xem chi phí nào có thể giảm bớt, đỡ được gánh nặng cho doanh nghiệp thì nên làm. Bên cạnh đó, việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đề nghị giảm 50% phí hạ tầng các khu công nghiệp và hỗ trợ phí công đoàn cho toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản là một đề nghị chính đáng, nên ủng hộ.

Cùng với đó, ThS. Hồ Minh Sơn cho biết, cần một loạt biện pháp trong thời gian sắp tới. Cụ thể, biện pháp để doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch. Mới đây, Chính phủ đã tuyên bố đây là biện pháp rất quan trọng. Vì vậy, cần ưu tiên vắc xin cho những doanh nghiệp có nhiều người lao động; ưu tiên vắc xin cho những tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Mặt khác, cần nghiên cứu giảm chi phí xét nghiệm; nghiên cứu giảm thuế. Trong khi đó, có nhiều ý kiến trong việc đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 5%; các loại thuế như thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu…Điều này, cần nên nghiên cứu để giảm bớt.

ThS. Hồ Minh Sơn nhận định: Các vấn đề đều có rủi ro, nhưng rủi ro không tồn tại mãi mãi mà thay đổi theo bối cảnh. Vì lẽ đó, DN cần xây dựng kế hoạch và chiến lược ứng biến theo tuần, cũng có thể theo ngày, xây dựng kịch bản chuẩn bị cho tình huống xấu nhất để chúng ta luôn trong tư thế chủ động trước những sự thay đổi và biến động; tận dụng tối đa cơ hội để tồn tại và trụ vững qua thời gian dịch bệnh. Để từ đó, DN cần rà soát môi trường bên trong và bên ngoài để hiểu rõ hơn năng lực của mình, xác định cơ hội và nguy cơ, từ đó có những chiến lược phù hợp với cơ hội hoặc thách thức trong bối cảnh mới là kinh doanh thời kỳ dịch bệnh; chuẩn bị mô hình kinh doanh mới bởi các quy trình, hệ thống, nguyên tắc trước đây có thể chỉ phù hợp trong bối cảnh cũ; không ngừng kết nối với khách hàng vì khách hàng là một trong những lý do giúp DN tồn tại; tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, sản xuất các sản phẩm bán được ngay để sớm thu hồi vốn, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để tinh gọn hơn. DN cũng cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục, xây dựng ý thức tốt cho nhân viên, người lao động từ việc đeo khẩu trang, rửa tay, không tụ tập đông người, rà soát các quá trình, hoạt động để xác định cơ hội cải tiến gia tăng giá trị và giảm thiểu lãng phí. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát, công khai, minh bạch.

Song song đó, cần có các gói tín dụng phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp, áp dụng các giải pháp giãn nợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đây là việc làm rất cần thiết để giúp doanh nghiệp hiện nay có thể tồn tại. Tin rằng, ngay khi dịch bệnh dần được khống chế tốt hơn, doanh nghiệp đã tồn tại được sẽ tính tới vấn đề hỗ trợ để doanh nghiệp từng bước phục hồi. "