largeer

Hương Thị

Hương Thị

2021-06-07 11:53:00

Bảo Lộc (Lâm Đồng): Công ty cổ phần đầu tư Thiên Hòa An vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động khai thác nước tại hồ Nam Phương

Mặc dù đã được cấp giấy phép khai thác nước mặt từ hồ Nam Phương để xử lý bán lại cho công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, công ty cổ phần đầu tư Thiên Hòa An đã vi phạm hàng loạt quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân và thất thoát ngân sách nhà nước.

Công ty cổ phần đầu tư Thiên Hòa An có trụ sở tại 135 Lý Thường Kiệt, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Thanh Tùng là người đại diện theo pháp luật (Công ty Thiên Hòa An). Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Cụ thể là xây dựng công trình công nghiệp cấp thoát nước, giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư.

Ngày 20/01/2017, Công ty Thiên Hòa An được cấp giấy phép số 04/GP-UBND về việc khai thác nước mặt từ hồ Nam Phương để xử lý bán lại cho công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc.

Nhà máy nước của Công ty TNHH Thiên Hòa An được xây dựng để xử lý nước thô tại hồ Nam Phương cung cấp cho công ty cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc theo giấy phép

Nhà máy nước của Công ty TNHH Thiên Hòa An được xây dựng để xử lý nước thô tại hồ Nam Phương cung cấp cho công ty cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc theo giấy phép

Không chỉ cung cấp nước cho công ty cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc theo như giấy phép mà công ty Thiên Hòa An còn cung cấp cho 6 đơn vị khác

Không chỉ cung cấp nước cho công ty cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc theo như giấy phép mà công ty Thiên Hòa An còn cung cấp cho 6 đơn vị khác

Hồ Nam Phương nơi dự trữ nước để cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệ của người dân hạ du

Hồ Nam Phương nơi dự trữ nước để cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệ của người dân hạ du

Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, mặt ồ Nam Phương bị lấn chiếm nghiêm trọng

Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, mặt ồ Nam Phương bị lấn chiếm nghiêm trọng

Dòng chảy của hồ Nam Phương cung cấp nước cho việc tưới tiêu nông nghiệp

Dòng chảy của hồ Nam Phương cung cấp nước cho việc tưới tiêu nông nghiệp

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước tại hồ Nam Phương, ngoài việc xử lý và cung cấp nước cho công ty cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc theo giấy phép thì công ty Thiên Hòa An còn xử lý và bán nước cho 6 công ty khác tại khu công nghiệp Lộc Sơn mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Công ty bia Sài Gòn –Lâm Đồng, công ty TNHH Hucha Vina công ty tơ lụa Đông Lâm, công ty cCP Golden Cafeee, Công ty TNHH cơ nhiệt điện lạnh bách khoa, công ty TNHH Kum Young Vina.

Trong đó, vào năm 2019 và 2020, công ty Thiên Hòa An đã bán cho công ty CP bia Sài Gòn – Lâm Đồng 208.539m3 nước, bán cho công ty ty TNHH cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa 2.000m3 nước vào năm 2019, bán cho công ty TNHH Hucha- Vina 5.414m3 nước vào năm 2019 và 2020, bán cho công ty TNHH Kum Young Vina 180m3 nước vào năm 2019, bán cho công ty CP tơ lụa Đông Lâm 17.402m3 vào các năm 2019, 2020 và bán cho công ty CP Golden Coffe 173m3 nước vào năm 2019, 2020.

mặc dù đã được cấp giấy phép khai thác nước mặt tại Hồ Nam Phương. Tuy nhiên trong quá trình khai thác công ty Thiên Hòa An đã khai thác và bán nước cho nhiều đơn vị khác ngoài nội dung giấy phép. Đồng thời không thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp phí thủy lợi theo quy định

mặc dù đã được cấp giấy phép khai thác nước mặt tại Hồ Nam Phương. Tuy nhiên trong quá trình khai thác công ty Thiên Hòa An đã khai thác và bán nước cho nhiều đơn vị khác ngoài nội dung giấy phép. Đồng thời không thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp phí thủy lợi theo quy định

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, hành vi khai thác sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 và 14 Điều 9 Nghị định này. Do đó, hành vi khai thác vượt quá lưu lượng trong giấy phép của công ty Thiên Hòa An có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 – 250.000.000 đồng tùy vào lượng nước khai thác vượt quá giấy phép đã được cấp.

Việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào quy mô, công suất, lưu lượng nước, …trong đó, cơ quan cấp phép phải dựa vào các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Tuy nhiên, theo giấy phép thì công ty Thiên Hòa An chỉ được xử lý và cung cấp nước có một công ty nhưng trong quá trình hoạt động lại cung cấp tới 7 công ty. Việc khai thác vượt quá giấy phép khai thác nước mặt tại hồ Nam Phương của công ty Thiên Hòa An gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công năng tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tại xã phường có dòng chảy đi qua.

Do đó, hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích, không theo chế độ theo quy định trong giấy phép gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác sử dụng nước khác hoặc gây lũ lụt, ngập úng nhân tạo, hạn hán, thiếu nước ảnh hướng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du thì còn bị phạt tiền từ 60.000.000 – 70.000.000 đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mặc dù, được cấp giấy phép và thu lợi từ hoạt động khai thác nước mặt tại hồ Nam Phương. Nhưng trong các năm khai thác, công ty Thiên Hòa An lại không nộp bất cứ khoản phí Thủy lợi nào. Ngày 29/6/2020, UBND thành phố Bảo Lộc có văn bản số 1317/UBND-TTNN về việc thanh toán tiền phí sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi từ sử dụng nước thô hồ Nam Phương I trong tháng 7/2020. Trong đó ghi nhận số lượng tiêu thụ nước do công ty Thiên Hòa An cung cấp cho công an TP Bảo Lộc từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/12/2019 là 1.858.897m3 tương đương với số tiền phí sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi là 1.673.007.300 đồng.

mặc dù UBND thành phố Bảo Lộc đã có công văn yêu cầu công ty Thiên Hòa An nộp phí thủy lợi cho quá trình khai thác nước tại Hồ Nam Phương. Tuy nhiên công ty này lại có văn bản phúc đáp và cho rằng lỗi là do trung tâm nông nghiệp TP Bảo Lộc không hướng dẫn

mặc dù UBND thành phố Bảo Lộc đã có công văn yêu cầu công ty Thiên Hòa An nộp phí thủy lợi cho quá trình khai thác nước tại Hồ Nam Phương. Tuy nhiên công ty này lại có văn bản phúc đáp và cho rằng lỗi là do trung tâm nông nghiệp TP Bảo Lộc không hướng dẫn

Đáp lại văn bản yêu cầu thanh toán tiền phí thủy lợi của cơ quan chức năng, công ty Thiên Hòa An cho rằng do Trung tâm nông nghiệp thành phố Bảo Lộc không hướng dẫn, yêu cầu công ty Thiên Hòa An ký kết hợp đồng nên không có cơ sở để thanh toán số tiền như yêu cầu.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định tổ chức khai thác công trình thủy lợi, tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các cá nhân tổ chức khác có liên quan phải nộp tiền phí thủy lợi.

Như vậy, phí thủy lợi là nghĩa vụ mà tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải thực hiện. Trong trường hợp giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính thì bị thu hồi theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 25 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

Với hàng loạt các sai phạm trong quá trình khai thác nước mặt tại hồ Nam Phương của công ty Thiên Hòa An, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm để đảm bảo nguồn nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực, tránh tình trạng khai thác trái phép gây thiên tai, thiệt hại cho nhà nước.