Loa phường

Loa phường

2022-05-07 08:50:00

Bắc Sơn (Trảng Bom): Ban quản lý chợ Sông Mây ngang nhiên lập rào chắn bít kín cửa nhà dân?

Một hàng rào tôn chắc chắn đã được dựng lên bịt kín cửa nhà dân, khiến nhiều người dân đang sinh sống phải than trời, bởi họ không có cách nào ra vào chính ngôi nhà của mình, muốn đi lại được chỉ có cách dừng "cân đẩu vân của tề thiên đại thánh". Vậy lý do là gì? Những hộ dân này đã vi phạm gì hay họ đã cất nhà trái phép trên đất của Ban quản lý chợ Sông Mây?

Khu công nghiệp Sông Mây là dự án công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tạo gắn kết giữa huyện vùng ven với các khu trọng điểm tọa lạc tại xã Bắc Sơn huyện Trảng Bom, Đồng Nai và tính đến năm 2020, toàn huyện Trảng Bom đã có 04 khu công nghiệp đi vào hoạt động là: khu công nghiệp Bàu Xéo, khu công nghiệp Sông Mây, khu công nghiệp Hố Nai và khu công nghiệp Giang Điền.

Với vai trò là khu công nghiệp phát triển sớm nhất, khu công nghiệp Sông Mây có tác động rất lớn đến kinh tế công nghiệp toàn huyện Trảng Bom. Đồng thời là nền tảng để các dự án sau phát triển.

Và chợ Sông Mây đã được xây dựng và hình thành nhằm giúp người dân được thuận tiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên ở đây đang có sự lạm quyền hoặc hiểu sai khi Ban quản lý chợ Sông mây ngang nhiên bít lối của dân?

Tuyến lộ DT 767 là tuyến lộ huyết mạch trên địa bàn xã Bắc Sơn có điểm nối với KCN Sông Mây, và việc KCN đi vào hoạt động, công nhân, nguwoif dân tập trung về sinh sống dẫn tới tình trạng hàng quán tự phát mọc lên.

Việc BQL chợ Sông Mây tiến hành phá bỏ lều quán tự phát, tránh tình trạng nhếc nhác là điều nên làm, tuy nhiên BQL chợ Sông Mây lại rào luôn lối đi của hàng chục hộ dân và nhiều doanh nghiệp phía sau, mặc dù họ đang sinh sống, kinh doanh hợp pháp được cấp có thẩm quyền cho phép

Empty
Empty
Empty
cần dẹp bỏ lều quán tự phát tránh tình trạng nhếch nhác

cần dẹp bỏ lều quán tự phát tránh tình trạng nhếch nhác

Theo ông T, người nhận chuyển nhượng lại thửa đất số 10 tờ bản đồ 24 thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ công ty TNHH thực phẩm Bảo Khang. Năm 2021, ông T mua thửa đất này với diện tích 3.200m2 có 2 mặt tiền, một mặt tiếp giáp với tuyến đường DT 767, một mặt tiếp giáp với tuyến đường nối từ ngã tư DT 767 đến chợ chiều Sông Mây.

Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng thửa đất tọa lạc tại vị trí “vàng” này thì chủ sử dụng đất đã không thể lưu thông trên đoạn đường nối từ tuyến DT 767 lên chợ chiều Sông Mây bởi tuyến đường này đã bị chắn bởi bức tường rào bằng tôn do Bản quản lý chợ Sông Mây khởi tạo.

Cùng hoàn cảnh với ông T, nhiều hộ dân phía trong đoạn đường này cũng đang kêu trời do lối đi chung bị bịt kín.

Bít luôn cửa nhà dân

Bít luôn cửa nhà dân

Doanh nghiệp cũng chịu chết vì không có lối đi

Doanh nghiệp cũng chịu chết vì không có lối đi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Quản lý Tài sản công 2017 thì đường giao thông thuộc loại tài sản công do Nhà nước quản lý.

Chiếu theo quy định này, tuyến đường DT 767 nối đến chợ Sông Mây là tài sản công do Nhà nước quản lý mà không thuộc quyền tài sản của Ban quản lý chợ sông Mây. Do đó, việc Ban quản lý chợ Sông Mây bịt kín lối đi chung của người dân là trái quy định, xâm phạm đến quyền tự do đi lại của người dân, một trong những quyền cơ bản được quy định tại Hiến Pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, tuyến đường huyết mạch này bị bịt kín đã lâu, người dân kêu trời vì không có lối đi nhưng vẫn chưa có sự can thiệp xử lý triệt để từ chính quyền địa phương. Vậy, có hay không sự bao che, dung túng cho Ban quản lý chợ Sông Mây hoành hành, lấn chiếm lấy tài sản công của nhà nước để phục vụ cho mục đích riêng?