largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2021-09-26 11:28:00

126 dự án “trùm mền” vì những quy định 'đá' nhau gây lẵng phí ở TPHCM

Đây là thông tin được Tiền Phong online đăng tải, khi dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), chỉ có sớm sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở thì mới khắc phục được việc thất thu ngân sách nhà nước, sớm đưa đất vào sử dụng, không để lãng phí tài nguyên đất đai và phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai.

Theo đó:

126 dự án “trùm mền”

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), trong 5 năm trở lại đây, số lượng dự án bất động sản (BĐS) tại TPHCM liên tục sụt giảm. Cụ thể, nếu như năm 2016, 2017 có 130 dự án; năm 2018 122 dự án thì đến năm 2019 chỉ còn 22 dự án và năm 2020 là 53 dự án.

Sau 3 năm Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực, 126 dự án nhà ở thương mại có đất hỗn hợp không được công nhận chủ đầu tư.

Sau 3 năm Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực, 126 dự án nhà ở thương mại có đất hỗn hợp không được công nhận chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, tổng số nhà ở huy động vốn giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Năm 2018 giảm 34,2%; năm 2019 giảm 46,4%; năm 2020 giảm 60,7% so với năm 2017. Cũng giai đoạn 5 năm 2016-2020, số thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 75.372 tỷ đồng chỉ chiếm tỷ lệ 4,15% tổng thu ngân sách TPHCM và bị giảm mạnh trong 3 năm 2018-2020.

Riêng số thu tiền sử dụng đất năm 2020 chỉ đạt 7.634 tỷ đồng, bằng một nửa số thu của năm 2019 và chỉ bằng 1/3 số thu tiền sử dụng đất năm 2017. Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh BĐS trong 4 năm 2017-2020 chỉ đạt 15.376 tỷ đồng và có xu thế bị sụt giảm...

HoREA cho rằng, nguyên nhân việc sụt giảm mạnh bắt đầu từ năm 2015 là do Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, “siết” việc lựa chọn chủ đầu tư phát triển nhà ở thương mại. Cụ thể là chỉ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất 100% đất ở.

Trong khi đó, thực tế loại dự án này chỉ chiếm không quá 5% tổng số dự án nhà ở thương mại trên thị trường. Dự án có “đất ở và các loại đất khác” chiếm khoảng trên dưới 80%; dự án có đất nông nghiệp hoặc có đất phi nông nghiệp thường có quy mô diện tích lớn, chiếm khoảng trên dưới 10% tổng số dự án.

Chính vì vậy, sau 3 năm Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực, 126 dự án nhà ở thương mại có đất hỗn hợp không được công nhận chủ đầu tư. Không thống kê nữa, nhưng hiệp hội dự báo con số vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

Kiến nghị sửa luật, 'cởi trói' loạt dự án

Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, Hiệp hội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 1, Điều 75 Luật Đầu tư 2020 được cho là cản trở sự phát triển của thị trường BĐS.

HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 1, Điều 75 Luật Đầu tư 2020 được cho là cản trở sự phát triển của thị trường BĐS.

HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 1, Điều 75 Luật Đầu tư 2020 được cho là cản trở sự phát triển của thị trường BĐS.

Theo HoREA, ngày 15/9, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 23 Luật Nhà ở, Bộ Kế hoạch Đầu tư được yêu cầu phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định này theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

“Việc sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 là phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc sửa đổi, bổ sung điều khoản này là nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư và không làm phát sinh thêm đầu luật mới. Đồng thời, tháo gỡ các khó khăn cho nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất mà không thể triển khai thực hiện được dự án”, ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA đánh giá, việc chậm sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 là tác nhân làm sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thương mại dẫn đến làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Việc không công nhận chủ đầu tư dẫn đến nhiều dự án không thể triển khai, không thể đưa đất vào sử dụng, lãng phí tài nguyên đất đai mà theo Hiệp hội, đây không phải do lỗi của nhà đầu tư, mà các “ách tắc, vướng mắc” này là do quy định chưa phù hợp, chưa thống nhất của Khoản 1 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở.

“Chỉ có sớm sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở thì mới khắc phục được việc thất thu ngân sách nhà nước, sớm đưa đất vào sử dụng, không để lãng phí tài nguyên đất đai và phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai”, ông Châu khẳng định.