largeer

Saigon 247

Saigon 247

2020-10-03 19:00:00

Thủy sản Trà Vinh đồng loạt giảm giá, người dân mất lãi

Thực tế sản lượng thủy sản Trà Vinh cao hơn năm trước, nhưng do giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng giảm sâu và thấp hơn năm 2019 từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nên đa số nông dân không có lãi cao, có hộ chỉ hòa vốn.

Nông dân nuôi tôm ở xã Long Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) cho biết, từ đầu tháng 6 giá tôm thẻ chân trắng thương lái mua tại ao loại 30 con/kg có giá từ 140.000 - 145.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 115.000 – 120.000 đồng/kg, loại 50 con/kg là 100.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg có giá từ 200.000 – 205.000, loại 40 con/kg 150.000 đồng/kg, loại 50 con/kg từ 110.000 – 115.000 đồng/kg. Vậy nhưng nhiều ngày nay, giá tôm thẻ, tôm sú được thương lái thu tại ao đều giảm bình quân khoảng 5.000/kg.

Thủy sản Trà Vinh đồng loạt giảm giá, người dân mất lãi

Thủy sản Trà Vinh đồng loạt giảm giá, người dân mất lãi

Thực tế mùa vụ năm nay đều ít bị thiệt hại, đạt sản lượng cao hơn năm trước, nhưng do giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng giảm sâu và thấp hơn năm 2019 từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nên đa số nông dân không có lãi cao, có hộ chỉ hòa vốn.

Không chỉ có mặt hàng tôm, giá cua biển ở thị trường Trà Vinh hiện đang giảm mạnh so với 15 ngày trước đó. Cụ thể, cua thịt cái loại 5 con/kg có giá khoảng 180.000 đồng/kg, cua thịt loại I (3 con /kg) 230.000 đồng/kg, giảm bình quân 20.000 đồng/kg, giá cua gạch giảm nhiều nhất từ 350.000 đồng/kg nay chỉ còn 280.000 đồng/kg.

Theo tiểu thương chợ Trà Vinh, giá cua biển giảm mạnh là do hiện trong tỉnh đang vào vụ thu hoạch và nhiều tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu cũng thu hoạch cua nuôi nên thị trường cung vượt cầu.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, đến ngày 30/9, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 10.780 tấn tôm sú, gần 45.325 tôm thẻ chân trắng. Riêng diện tích nuôi cua biển năm nay đạt gần 14.000 ha, nông dân thu hoạch theo phương thức tỉa thưa ước đạt khoảng 10.000 tấn và sản lượng cua trong tỉnh còn thu hoạch đến cuối năm ước gần 5.000 tấn.

Thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp chung của tỉnh Trà Vinh, phát triển cả trong đất liền, ven biển và trên biển về các mặt khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá.

Từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, thủy sản Trà Vinh phát triển khá toàn diện cả nuôi trồng và khai thác; giá trị sản xuất thủy sản 2019 đạt 9.894 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1992-2019 đạt 16,02%/năm, chiếm 35,14% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp và chiếm 10,63% trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh và tạo việc làm cho khoảng 32.000 lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư khu nông thôn.

Do là tỉnh ven biển, được bao bọc bởi 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu nên có lợi thế phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở cả 03 vùng sinh thái (ngọt, lở và mặn) và khai thác thủy hải sản; có vị trí quan trọng đối với dịch vụ hậu cần nghề cá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Để khai thác tốt tiềm năng về phát triển thủy sản, ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản và triển khai mạnh mẽ các chính sách phát triển thủy sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường giám sát, kiểm soát con giống và dịch bệnh, đưa các con giống mới vào sản xuất, cải tiến quy trình kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh mặt độ cao nên năng suất, sản lượng và chất lượng của hầu hết các loài thủy sản nuôi tăng đáng kể