largeer

An Nhiên

An Nhiên

2021-11-05 11:52:00

Thị trường Trung Quốc không còn "dễ tính" với nông sản, cả DN, thương lái đều phải thay đổi phương thức kinh doanh, xuất khẩu

Từ ngày 1-1-2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới khắt khe hơn đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước. Dự báo, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường này sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều so với trước.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản của Đồng Nai như rau quả, sản phẩm chăn nuôi... bị rớt giá, tồn hàng vì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn, thậm chí không xuất khẩu được. Trong đó có nguyên nhân Trung Quốc siết nhập khẩu, kiểm dịch với trái cây và nhiều mặt hàng nông sản khác nhập khẩu từ các nước do lo ngại dịch bệnh Covid-19.

Trung Quốc vẫn được xem là thị trường dễ tính, nông sản, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào thị trường này theo đường tiểu ngạch. DN, thương lái xuất khẩu vẫn duy trì thói quen buôn bán thời vụ, manh mún thông qua hình thức “trao đổi cư dân biên giới” dù đối mặt với nhiều rủi ro.

Với việc Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách mới khắt khe hơn đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam thì đây không còn là thị trường dễ dãi. Theo đó, cả DN, thương lái đều phải thay đổi phương thức kinh doanh, xuất khẩu để đáp ứng những yêu cầu mới.

Tại hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 do Bộ Công thương tổ chức vào tháng 9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của nhiều mặt hàng nông sản, chăn nuôi của Việt Nam. Thời gian qua, việc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã bộc lộ nhiều vấn đề như DN, thương lái Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, phụ thuộc vào các chợ, buôn bán không hợp đồng nên các quy ước quốc tế không có hiệu quả.

DN Thái Lan mượn cửa khẩu Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc rất nhiều, rất thuận lợi theo đường chính ngạch. DN Việt Nam nếu vẫn chậm trong việc chuyển sang xuất khẩu kênh chính ngạch, chậm nắm bắt những yêu cầu mới của Trung Quốc về kiểm soát an toàn thực phẩm, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thì sẽ thua ngay trên sân nhà.

56

Để không rơi vào tình cảnh bị động trước những quy định mới từ phía Trung Quốc, nông sản Việt Nam phải đáp ứng nhiều yêu cầu như: có mã số vùng trồng, vùng nuôi, kiểm dịch động vật - thực vật, quy trình canh tác, bao bì, đóng gói cũng phải theo quy chuẩn...

Chỉ ra điểm yếu của nông sản nội địa cần khắc phục, ông Võ Văn Vịnh, thương lái tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (H.Thống Nhất) nhận xét, sản lượng nông sản, nhất là các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam rất lớn và chủ yếu vẫn bán sang thị trường Trung Quốc.

Nhưng đây chưa thể gọi là xuất khẩu vì vẫn đi theo đường tiểu ngạch theo kiểu được chăng hay chớ. “Không chỉ DN, thương lái cần thay đổi mà nông dân cũng phải điều chỉnh về quy trình sản xuất để đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng, sản phẩm có mã số vùng trồng” - ông Vịnh nói trên Báo Đồng Nai

Ông Paul Le, Phó chủ tịch Tập đoàn Central Retail (chủ đầu tư của hệ thống siêu thị Big C) chỉ ra: “Nông sản Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Việt Nam không phải là người bán mà Trung Quốc họ đang đi mua. Thương lái của họ đến tận nhà vườn tổ chức thu hoạch, đóng gói và họ không mua là mình chết. Không chỉ DN, thương lái mà chính nông dân Việt Nam cũng nên tìm hiểu, học về cách bán hàng để làm ra sản phẩm đúng nhu cầu thị trường”.