largeer

An Nhiên

An Nhiên

2021-11-05 19:29:00

 Bộ đội biên phòng thành tỷ phú từ “thú vui” nuôi chim bồ câu 

Ban đầu chỉ với vài cặp bồ câu lai Pháp về cho vợ nuôi làm thú vui và để tẩm bổ, không ngờ từ thú vui ấy đã giúp cho gia đình anh Trần Công Chiến (xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) trở thành tỷ phú từ con vật nuôi này.

Từ chuyện “giữ lửa” gia đình…

Anh Chiến cho biết, anh đang công tác tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước). Do đặc thù công việc phải thường xuyên ở đơn vị, không có thời gian chăm sóc vợ, năm 2012 anh quyết định mua vài cặp bồ câu lai pháp về cho vợ nuôi làm thú vui và để tẩm bổ. Trong quá trình nuôi, nhận thấy bồ câu lai Pháp rất dễ nuôi, sinh sản nhanh, ít bệnh tật, thức ăn cho chim bồ câu cũng không cầu kì lắm nên anh quyết định đầu tư vào nuôi bồ câu để cải thiện kinh tế gia đình.

Anh Chiến chia sẻ, xuất thân từ nông dân, trước đây gia đình anh từng trải qua nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi. Từ đó, anh Chiến đã rút ra được một bài học quý báu đó là nuôi bồ câu cũng như nuôi các loại gia cầm khác, điều quan trọng nhất là con giống, vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch và thức ăn. Để bảo đảm an toàn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc phòng ngừa dịch bệnh cho đàn bồ câu. Thực hiện tốt các điều kiện cơ bản đó coi như thành công một nửa.

Empty

Để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ quan, vừa phát triển kinh tế gia đình, trong quá trình chăn nuôi, anh Chiến đã cải tiến phương thức sản xuất. Theo đó, với đặc tính ưa sống cao ráo, sạch sẽ, thay vì làm từng chuồng nuôi bồ câu riêng biệt, để tận dụng không gian và giảm chi phí sản xuất, anh Chiến đã sáng chế mẫu lồng chim riêng cho trang trại của mình. Với mật độ 8 con/m2, hệ thống lồng được thiết kế nhiều tầng, phân thành nhiều lô rất hợp lý, qua đó giúp quản lý đàn chim dễ dàng, mà còn khống chế được dịch bệnh.

Bên cạnh đó, từ thực tiễn sản xuất, nếu áp dụng phương pháp ấp trứng chim truyền thống chỉ đạt tỷ lệ thành công từ 40 – 50%. Sau một thời gian nghiên cứu, anh đã tự thiết kế, mua linh kiện về lắp đặt lò ấp trứng quy mô 1.000 quả trứng/1 lần ấp, cho hiệu quả ấp trứng cao đạt trên 90%. Lò ấp trứng do anh Chiến nghiên cứu cải tiến đảm bảo phù hợp, có giá thành rẻ hơn thị trường từ 30%. Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi của anh Chiến còn áp dụng hệ thống nước uống tự động, máng ăn thông minh, hệ thống ánh sáng, nhiệt độ, quạt mát… đảm bảo vệ sinh, thức ăn không bị vương vãi, nhất là phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh học, giúp chim sinh trưởng, phát triển tốt và tăng khả năng miễn dịch với môi trường xung quanh.….

Đến trang trại bồ câu lớn nhất tỉnh

Từ vài chục cặp chim bồ câu ban đầu, nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi tiến tiến, chỉ trong vòng 8 năm, trại bồ câu của anh Chiến nhanh chóng phát triển lên 1.000 cặp, 5.000 cặp và hiện nay là 10.000 cặp chim bố mẹ. Mỗi tháng xuất ra thị trường gần 40.000 cặp chim bồ câu các loại.

Empty

Anh Chiến chia sẻ, bồ câu Pháp thường sinh sản rất nhanh từ 8 đến 9 lứa/năm. Từ chim giống đến khi sinh sản được chỉ mất khoảng 2,5 – 3 tháng. Mỗi lần bồ câu đẻ hai trứng, ấp khoảng 20 ngày là nở. Nếu nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 – 40 ngày tuổi. Đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có thể dùng nhiều loại thức ăn như lúa, gạo, cám trộn lẫn…; cần cho chúng ăn thêm thức ăn công nghiệp, nhằm bổ sung khoáng chất và vitamin. Cho chim ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng và buổi chiều. Nước uống của chim phải sạch sẽ và thay hàng ngày. Vào ban đêm có thời tiết lạnh, có thể lắp thêm đèn để sưởi ấm cho chim.

“Mỗi ngày 1 cặp chim bồ câu tốn khoảng 1.000 đồng tiền thức ăn. Một tháng như vậy là 30.000 đồng/cặp. Hiện mỗi cặp chim giống bán ra là 100.000 đồng/cặp, trừ hết mọi chi phí mỗi tháng lợi nhuận mang lại khoảng 60.000 đồng/cặp. Với trại 10.000 cặp chim bố mẹ, lợi nhuận mỗi tháng khoảng 500 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí”, anh Chiến tính toán.

Anh Chiến cho biết thêm, chim bồ câu ra ràng được xem là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc Bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và Calci, sắt, Phốt pho…

“Chính bởi những đặc tính quý này nên thịt chim bồ câu rất có giá trên thị trường, từ đó, đầu ra rất rộng mở, chim sản xuất tới đâu là chủ các nhà hàng, khách sạn, tiệc cưới trong và ngoài tỉnh đến tận trang trại thu gom hết đến đó” anh Chiến tiết lộ.

Sau thành công của mình, anh Chiến đã chia sẻ hỗ trợ về giống, kỹ thuật cho hơn 40 hộ trang trại vệ tinh trong và ngoài tỉnh nâng tổng đàn chim giống bố mẹ lên hơn 60 ngàn cặp và được anh Chiến bao tiêu toàn bộ đầu ra cho chim thương phẩm.

“Trong thời điểm dịch Covid-19 đang phức tạp, đang thực hiện phòng, chống dịch nhà hàng, quán ăn không thu mua đã khiến sản lượng giảm còn khoản 85% chủ yếu bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hiện tôi đang đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn cho bồ câu với quy mô 500kg thức ăn mỗi ngày. Việc đầu tư này sẽ giảm chi phí đầu vào giúp tăng lợi nhuận lên và đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng cho bồ câu theo từng giai đoạn nuôi. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, tôi đang lập kế hoạch để chế biến bồ câu thịt cho thị trường trong và ngoài nước. Bởi vậy, tôi mong muốn được các cấp chính quyền, tổ chức Hội Nông dân từ tỉnh tới cơ sở quan tâm hỗ trợ để được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, cấp Giấy chứng nhận VietGAP, xây dựng thương hiệu…”, anh Chiến chia sẻ.

Đánh giá về mô hình nuôi bồ câu Pháp của gia đình anh Chiến, bà Đồng Thị Mùa Xuân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Long (huyện Chơn Thành) cho biết, có thể khẳng định mô hình nuôi bồ câu Pháp của gia đình anh Chiến rất hiệu quả, mang lại kinh tế cao. Với thu nhập rất cao trên một diện tích không lớn, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp có thể là một sự lựa chọn phù hợp đối với người dân có ít đất sản xuất.

“Thời gian tới Hội Nông dân sẽ mời các hộ nông dân có tâm huyết, có nhu cầu đến gia đình anh Chiến để tham quan học hỏi, đồng thời tuyên truyền rộng cho bà con để nhân rộng mô hình này”, bà Xuân nói.

“Mỗi ngày 1 cặp chim bồ câu tốn khoảng 1.000 đồng tiền thức ăn. Một tháng như vậy là 30.000 đồng/cặp. Hiện mỗi cặp chim giống bán ra là 100.000 đồng/cặp, trừ hết mọi chi phí mỗi tháng lợi nhuận mang lại khoảng 60.000 đồng/cặp. Với trại 10.000 cặp chim bố mẹ, lợi nhuận mỗi tháng khoảng 500 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí”, anh Chiến tính toán.

Theo langmoi.vn